Thi công cửa gỗ giá rẻ tại Hà Nam

Đối với mỗi một ngôi nhà thì hệ thống cửa giống như là người bảo vệ mang đến cảm giác an toàn cho mọi thành viên trong gia đình. Dù đó là biệt thự hay ngôi nhà cấp 4 bình thường thì vẫn là hệ thống cửa, với quy trình lắp đặt như vậy. Chỉ khác là mỗi mẫu thiết kế biệt thự hay nhà ở tuỳ vào điều kiện tài chính mà sử dụng loại cửa khác nhau. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cửa đẹp với nhiều quy trình lắp đặt khác nhau như cửa gỗ, cửa nhôm kính, cửa inox,… Bài viết này, Nội Thất Thái Hà sẽ hướng dẫn cho bạn quy trình thi công cửa gỗ giá rẻ tại Hà Nam thông dụng nhất với các loại như cửa gỗ.

Quy trình thi công cửa gỗ

Có thể bạn chưa biết, ngoài những yêu cầu khắt khe trong quá trình gia công, hoàn thiện thì việc lắp đặt cửa gỗ cũng đòi hỏi những tiêu chuẩn kỹ thuật rất cao đấy.

Bước 1: Đo đạc và kiểm tra kích thước ô chờ

Dùng thước đo độ rộng của cửa. Người thợ sẽ phải kiểm tra kích thước 2 điểm trái, phải cửa chiều cao và 3 điểm dưới, giữa và trên của chiều rộng. Tiếp theo là so sánh chiều dài hai đường chéo để biết độ méo của khung cửa là bao nhiêu.

Dụng cụ thường được sử dụng để kiểm tra độ thẳng dứng của cửa là 2 dụng cụ khá quen thuộc: Máy thủy bình hoặc ni-vô. Sau đó là kiểm tra độ dày, độ phẳng của tường và xem tường có thẳng hay không.

Lưu ý, ô chờ cửa phải có kích thước > kích thước bao khuôn của bộ cửa gỗ công nghiệp.

Cụ thể chiều rộng ô chờ cửa phải lớn hơn chiều rộng khuôn bao bộ cửa là 20 mm (+-10mm).

Chiều cao ô chờ cửa phải lớn hơn chiều cao khuôn bao bộ cửa là 10 mm (+-5mm). Người thợ sẽ sử dụng keo bọt để kết dính khuôn vào tường.

Nếu có bất kỳ khuyết điểm lớn của ô chờ gây ảnh hưởng đến chất lượng của việc lắp đặt cửa gỗ thì người thợ sẽ báo cáo cho chủ nhà để yêu cầu họ sửa lại ô chờ.

Việc này sẽ khá mất thời gian nên chủ nhà cần nhắc nhở thợ xây chú ý về tường tại vị trí đặt cửa.

Bước 2: Cố định khuôn ngang và khuôn đứng

Việc tiếp theo cần làm là là bắn đinh gá 2 khuôn đứng và khuôn ngang cửa gỗ.

Hai khuôn này sẽ được gắn vuông góc với nhau.

Thợ thi công sẽ dùng vít để cố định bộ khuôn cửa.

Chân khuôn sẽ được khóa bằng thanh giằng gỗ. Sau đó, người thợ sẽ lắp gioăng cao su vào khuôn cửa.

Nếu xảy ra bất kỳ lỗi kỹ thuật nào từ bộ cửa gỗ, thợ lắp đặt sẽ phản hồi lại với cho người bán, chuyển hàng về xưởng sản xuất và giải quyết vấn đề phát sinh.

=> Do cửa gỗ của Nội Thất Thái Hà được sản xuất trên dây truyền công nghệ tiên tiến, hiện đại nên các lỗi này thường rất hiếm khi gặp phải các bạn nhé!

Bước 3: Gá lắp khuôn lên tường

Thợ lắp cửa sẽ dựng khuôn vào vị trí hoặc đẩy chân khuôn để bulon nền tụt chuẩn vào lỗ khoan.

Tiếp đến, người thợ lắp đặt lấy thăng bằng và định vị khuôn bằng các chêm gỗ đã chuẩn bị sẵn.

Sau khi cố định được vị trí khuôn, thợ lắp cửa sẽ bơm keo bọt nở xung quanh khuôn để giúp kết dính khuôn cửa và tường.

Sau khi keo bọt khô thì gọt bớt keo bọt thừa, tháo các chêm gỗ và thanh giằng khuôn ra.

Bước 4: Lắp đặt bản lề

Thông thường, để đảm bảo chuẩn xác, bước đục soi âm bản lề lá lên cánh sẽ được thợ lắp cửa thực hiện dưới nhà máy.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khách hàng lựa chọn bản lề mẹ con. Như vậy, người thợ không cần phải soi âm lên cánh thay cho bản lề lá để đảm bảo tính thẩm mỹ cho bộ cửa gỗ.

Khi đã gắn bản lề vào cánh, sẽ đến bước kê, chèn cánh vào khuôn cửa gỗ. Lúc này, người thợ bắt mỗi bản lề 1 vít phía trong cùng vào khuôn và tháo chèn.

Tiếp theo thợ lắp đặt sẽ thử đóng mở nhẹ nhàng, căn chỉnh khoảng cách các khe hở giữa khuôn và cánh cửa gỗ để đảm bảo tiêu chuẩn 3 – 5 mm.

Sau khi tìm được vị trí ưng ý cho cánh cửa, thợ lắp đặt sẽ bắt bản lề cố định vào khuôn, và thay vít ngắn bằng vít bản lề.

Bước 5: Lắp cánh cửa lên khuôn

Bước này rất quan trọng, đòi hỏi sự khéo léo và phối hợp ăn ý của các thợ lắp cửa sao cho bản lề của cánh cửa vừa với bản lề trên tường.

Bước 6: Lắp khóa, tay nắm và phụ kiện khác

Cũng tương tự như bước soi âm bản lề, việc khoan khoét lỗ khóa cần sự chuẩn xác cao nên sẽ được thực hiện tại xưởng sản xuất.

Người thợ sẽ tùy vào thực tế công trình mà căn chỉnh lại lỗ khóa cho vừa khóa và lắp khóa vào cánh.

Từ vị trí của khóa trên cánh, người thợ sẽ đối chiếu vị trí và tiến hành khoan khoét và lắp đặt miệng khóa trên khuôn cửa gỗ công nghiệp.

Sau khi đã lắp được khóa lên cánh và miệng khóa vào khuôn, chúng ta đóng mở cửa để kiểm tra và tinh chỉnh độ ăn khớp.của bộ khóa.

Bước 7: Lắp nẹp lên khuôn cửa gỗ

Người thợ tiến hành đo và cắt nẹp khoảng 45 độ dựa theo điều kiện thực tế từng bộ cửa.

Thợ lắp đặt sử dụng keo hoặc đinh cố định nẹp.

Để tăng tính thẩm mỹ cho bộ cửa gỗ, thợ lắp đặt sẽ cẩn thận dùng keo silicon che phủ những khuyết điểm khe hở giữa nẹp và tường, mỏ chéo 45 độ.

Bước 8: Lắp gioăng cao su và vệ sinh hoàn thiện

Người thợ cùng chủ nhà lắp gioăng cao su và kiểm tra lần cuối cùng tổng thể bộ cửa gỗ công nghiệp, sửa lỗi phát sinh.

Bước cuối cùng của việc lắp đặt thi công cửa gỗ công nghiệp là sử dụng khăn ướt lau sạch các bụi bẩn bám trên khuôn và nẹp. Bộ cửa khi chưa được sử dụng sẽ được giữ nguyên lớp nilon bảo vệ bọc trên cánh.

Lời kết

Nội Thất Thái Hà hy vọng sau khi tham khảo nội dung trên, các bạn đã hiểu được các bước thi công lắp đặt cửa gỗ và tiêu chuẩn của cánh cửa hoàn thiện từ đó giúp ích cho bạn trong việc giám sát thi công cửa tại mái ấm của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *