Vật liệu sử dụng phổ biến và lâu đời nhất trong thiết kế và trang trí nội ngoại thất phải kế đến đó chính là gỗ. Các mẫu cầu thang gỗ luôn là lựa chọn hàng đầu của khá nhiều gia đình Việt với nhiều đặc tính sang trọng, gần gũi. Nếu bạn đang quan tâm đến thi công cầu thang gỗ cho gia đình mĩnh cũng như giá thành sản phẩm này thì đừng bỏ lỡ bài viết này của Nội Thất Thái Hà nhé!
Các bộ phận của cầu thang gỗ
Cầu thang là một thành phần nội thất quan trọng góp phần hoàn thiện cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Vậy cầu thang gỗ được tạo nên có cấu tạo như thế nào? Cùng theo dõi nội dung dưới đây nhé.
Tay vịn cầu thang gỗ
Có thể nói tay vịn là bộ phận quan trọng để tạo nên một mẫu cầu thang gỗ hoàn chỉnh, là điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn của bất kỳ ai. Tay vịn được thiết kế với nhiều kiểu khác nhau, từ đơn giản cho đến phức tạp.
Con tiện cầu thang
Con tiện cầu thang là bộ phận nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trong để tạo nên mẫu cầu thang đẹp, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ lại vửa đảm bảo được sự chắc chắc. Con tiện cầu thang gỗ giúp nâng đỡ lan can, vế thang được gắn liền với tay viện cầu thang.
Con tiện chất lượng tốt sẽ là con tiện không bị cong vênh, mối mọt, co ngót đồng thời bề mặt phải bằng phẳng và tạo được lớp vân gỗ tự nhiên nhất. Ngoài ra, màu sắc của con tiện cũng phải đồng đều và chất lượng.
Mặt bậc cầu thang
Mặt bậc cầu thang gỗ được làm từ chất liệu gỗ, theo tiêu chuẩn độ dày khoảng 28-30mm, cổ bậc 15-16mm, khổ bậc <=95cm. Mặt bậc cầu thang gỗ tạo nên vẻ đẹp chắc chắn, ấn tượng riêng, mỗi khi bước trên từng bậc cầu thang, bạn sẽ luôn có cảm giác mát mẻ, thoải mái và dễ chịu.
Trụ cái cầu thang
Trụ cái cầu thang là bộ phận khá quan trọng của cầu thang gỗ, đa dạng mẫu mã, kích thước và tương ứng với từng loại cầu thang sẽ thích hợp với từng dạng trụ cái riêng biệt. Tùy theo hình dáng của cầu thang (uốn cong, xoáy, thẳng hay hình chữ U, chữ L) mà trụ cái cầu thang sẽ được thiết kế sao cho phù hợp, hài hòa giúp tạo sự chắc chắn và tăng tính thẩm mỹ cho cầu thang.
Có thể nói, trụ cái là bộ phận quan trọng của cầu thang và mẫu cầu thang phụ thuộc hoàn toàn vào trụ cái cầu thang gỗ.
Lan can cầu thang
Là 1 trong những thành phần quan trọng của cầu thang gỗ, là điểm nhấn, là ấn tượng ban đầu khi mọi người nhìn và. Bên cạnh đó, lan can có tác dụng chính là che chắn, bảo vệ sự an toàn khi đi lại trên cầu thang, tay vịn còn kết hợp với các phụ kiện khác để tăng thêm sự duyên dáng, thẩm mỹ cho không gian ngôi nhà
Quy trình thi công cầu thang gỗ tại Nội Thất Thái Hà
Quy trình lắp đặt cầu thang bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Lắp mặt bậc cầu thang gỗ
Có 3 cách để lắp mặt bậc cầu thang gỗ:
– Cách 1: Lắp mặt bậc cầu thang gỗ bằng cách sử dụng vít 2 đầu. Đây được đánh giá là phương pháp lắp đặt phổ biến nhất, vừa đảm bảo mặt bậc cầu thang chắc chắn vừa tạo độ được êm khi bước trên cầu thang. Hơn nữa, với cách lắp đặt này, cầu thang sẽ có tính thẩm mỹ cao và không bị lộ vết đinh trên mặt bậc.
– Cách 2: Lắp mặt bậc cầu thang gỗ bằng đinh. Cách lắp đặt này sẽ bị lộ vết đinh trên mặt bậc gỗ, vì vậy sẽ làm giảm đi tính thẩm mỹ của cầu thang.
– Cách 3: Lắp mặt bậc cầu thang gỗ bằng chốt măng cá. Cách lắp đặt này sẽ khiến cầu thang không có giá trị sử dụng lâu dài vì thanh xương dễ bị co ngót sau 1 thời gian sử dụng. Khi đó, mỗi khi bước lên cầu thang sẽ tạo ra tiếng kêu làm người đi lại cảm thấy khó chịu.
Bước 2: Lắp cổ bậc cầu thang
Bước lắp cổ bậc cầu thang này gồm các bước sau đây:
+ Trước tiên, cổ bậc sẽ được ốp vào mặt cổ bậc bê- tông sao cho vuông góc với mặt bậc cầu thang.
+ Tiếp theo, rải keo đường lên mặt cổ bậc bê-tông, sau đó đặt mặt cổ bậc gỗ lên trên sau đó lấy búa gõ đều để nén cổ bậc gỗ vào mặt cổ bê- tông với mục đích cố định và đảm bảo độ chắc chắn, cân bằng cho cổ bậc.
+ Cuối cùng là cố định cổ bậc bằng đinh 4 tại 4 góc mặt cổ bậc.
Bước 3: Lắp con tiện
Khoan lỗ xuống mặt bậc để tạo xoáy vít. Tùy theo nhu cầu của gia chủ cũng như từng công trình khác nhau mà khoảng cách giữa các lỗ của các con tiện sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường khoảng cách này sẽ là 150- 200mm. Sau đó, ghép con tiện và bậc bằng vít 2 đầu và gắn keo cho 2 thành phần này.
Bước 4: Lắp tay vịn cầu thang gỗ
Bước này, chúng ta sẽ đục lỗ mặt dưới tay vịn bằng phần đầu phía trên con tiện sâu chừng 20mm và con tiện này sẽ được lắp vào tay vịn bằng keo 2 thành phần.
Bước 5: Lắp nẹp len tường
Việc đầu tiên cần làm ở bước này là dùng cưa cắt mặt bậc để đưa nẹp len tường vào trong. Nẹp này có kích thước thông thường là dày 1.5cm và rộng từ 8-9 cm và được cố định bằng đinh bắt vít.
Qua bài viết trên các bạn độc giả có thể thấy được tầm quan trọng của chiếc cầu thang gỗ trong căn nhà của gia đình đúng không ạ. Khi có nhu cầu thi công lắp đặt cầu thang gỗ hãy liên hệ ngay với Nội Thất Thái Hà để được tư vấn và báo giá.